trên tả cả các cột

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

CHIA SẺ KINH NGHIỆM TÌM NHÀ TRỌ SINH VIÊN - tập 1



Tìm được một chỗ ở trọ sạch đẹp, an toàn, giá cả hợp lý để yên tâm học tập là mối quan tâm hàng đầu của tân sinh viên sau khi các trường đại học, cao đẳng công bố điểm trúng tuyển.



I-/ KÊNH TÌM NHÀ TRỌ
Tìm nhà trọ thông thường có 2 cách:
 1. Tìm trên mạng. Chắc chắn chúng ta thường nghĩ ngay tới việc tìm qua google đầu tiên khi muốn tìm phòng trọ. đơn giản chúng ta chỉ cần gõ keyword phòng trọ+tên khu vực thì danh sách có khi không đọc hết. Tuy nhiên 95% tin trên mạng là của nhà môi giới đăng nên chúng ta phải biết chọn lọc. Thứ nhất các bạn nên để ý tới thời gian post bài. Thứ 2 để xác định là trung gian hay chủ nhà, các bạn chỉ cần search số điện thoại liên hệ đó ngay trên google, nếu là trung gian thì các bạn sẽ thấy ngay đủ mọi loại tin liên quan sdt đó như tuyển sinh, bán nhà, bán đất... Qua các nhà môi giới cũng là một lựa chọn, tuy nhiên nếu mức phí 30, 40 hay 50% tiền tháng đầu, hay bắt bạn đóng phí mai quay lại nhận phòng, đóng phí đặt trước khi nào có sẽ thông báo thì bạn nên đặt ngay dấu hỏi vì đó 98% là lừa đảo...
Bạn cần cẩn thận với những lời quảng cáo hấp dẫn nhưng không rõ ràng trên các trang cho thuê nhà, phòng trọ, vì có thể đó là qua môi giới, “cò” nhà. Với kinh nghiệm của tôi thì đối với tân sinh viên không nên tìm nhà trọ qua mạng.
 


2. Tìm trực tiếp. Mỗi lần tìm nhà chắc chắn chúng ta sẽ phải đi lòng vòng tốn không ít công sức. Để khắc phục điều đó, các bạn nên nhờ 1 người thành thạo khu vực mình cần tìm đi cùng, hoặc không có, các bạn nên tìm một cách khoa học như đi bộ hoặc xe đạp, đi lần lượt các ngõ, và để đỡ mất thời gian, các bạn nên hỏi trước bác chủ nhà thông tin phòng trước khi vào xem. Đối với các biển cho thuê nhà, các bạn nên hỏi các biển treo trực tiếp trước cổng nhà đó, các biển treo bên ngoài, dán cột điện, treo gốc cây mà có kèm câu" Miễn trung gian" thì đó thường là biển treo của trung gian. Trường hợp này các bạn hãy liên lạc trực tiếp theo số điện thoại ghi trên tờ thông báo đó để tạm thời xác định có phải của “cò nhà” – “Trung gian” hay không. Bạn nên gọi điện kiểm tra trước về những thông tin cụ thể như: diện tích phòng, khu vực ở đâu, tiền điện nước tính thế nào… Nếu là chính chủ, họ sẽ trả lời cụ thể cho bạn, nếu là cò thì nó sẽ hẹn bạn đâu đó để dẫn đến xem để biết. Nếu họ không trả lời luôn được các thông tin mình hỏi thì bạn nên bỏ qua.
Nhờ bạn bè. Cách này thường hiệu quả nhất, bạn hãy nhờ bạn bè của mình am hiểu khu vực cần tìm để đi dò hỏi giúp, và có thể bạn ấy sẽ biết khu vực đó an ninh có đảm bảo không, nhà chủ thế nào, giá có đắt quá so với nhà trọ khác quanh khu vực không. Đối với tân sinh viên không có người quen để nhờ thì hãy chủ động vào các group facebook của trường mình chuẩn bị lên nhập học để đăng nhờ các anh chị giới thiệu và tìm giúp. Với tinh thần nhiệt huyết năng động của anh chị đi trước thì họ sẽ sẵn lòng comment lại và gợi ý, giới thiệu cho bạn rất nhiều thông tin bổ ích. Nhờ bạn bè, người thân rồi thì bạn vẫn nên quay về cách thứ 2 – “Tìm trực tiếp” qua những gợi ý của người thân hay người thân dẫn đi.
Sinh viên vất vả tìm nhà trọ